0969.622.889
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy 2024

Quy hoạch điện 8 và những tác động đến ngành điện Việt Nam

Vừa qua, theo Quyết định 500/QĐ-TTg, Quy hoạch điện 8 (QHĐ8) đã chính thức được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt. Mục tiêu của QHĐ8 là đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ với dự báo tăng trưởng sản lượng điện 9%/năm giai đoạn 2020-2025 và 8,5% giai đoạn 2026-2030. QHĐ8 cũng định hướng tiếp tục phát triển mạnh các nguồn điện tái tạo để đảm bảo mục tiêu cắt giảm khí thải.

1. Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030:

image

+ Nhiệt điện khí (bao gồm LNG) và điện gió sẽ được phát triển mạnh.

  • Điện khí: Đến 2030 thì nhiệt điện khí sẽ là nguồn điện có công suất lớn nhất (37 GW – 25% tổng nguòn), trong đó 22,4 GW là điện khí sử dụng LNG được xây mới và có thêm hơn 7 GW sử dụng khí trong nước từ các mỏ khí mới là: Lô B, Cá Voi Xanh và Báo vàng.
  • Điện gió cũng sẽ phát triển mạnh từ hơn 4 GW hiện tại lên thành 27,8 GW, trong đó có 6GW điện gió ngoài khơi (có thể tăng thêm nếu có cải tiến về công nghệ, chi phí).

+ Hạn chế phát triển nhiệt điện than và điện mặt trời.

  • Công suất nhiệt điện than chỉ tăng 4,3 GW. Có 6 dự án (6,1 GW) được phát triển, 5 dự án (6,8GW) đang xem xét có thể sẽ bỏ và 13GW bị loại ra khỏi quy hoạch 7.
  • ĐMT khuyến khích phát triển theo hướng tự sản tự tiêu, không nối lưới, về lâu dài phải kết hợp với pin lưu trữ.

+ Phát triển các nguồn lưu trữ: 2,4 GW thủy điện tích năng, 300 MW pin lưu trữ, 300 MW nguồn điện linh hoạt.

+ So với các lần dự thảo trước đây, công suất nhiệt điện than và LNG có giảm đi, trong khi điện gió và điện mặt trời tăng lên.

2. Định hướng giai đoạn 2030-2050:

  • QHĐ8 định hướng sẽ phát triển rất mạnh các nguồn điện tái tạo (~70% công suất từ điện tái tạo), dự kiến năm 2050 công suất điện mặt trời khoảng 169-189 GW, điện gió khoảng 130-160GW.
  • Từ 2030 sẽ không phát triển thêm điện than và từ 2035 sẽ không phát triển thêm LNG
  • Các nhà máy nhiệt điện sẽ phải chuyển đổi nhiên liệu (than => sinh khối/amoniac; khí => hydro) và đến năm 2050 sẽ không đốt than để phát điện.

3. Tác động của QHĐ8: Nhìn chung QHĐ8 đem lại triển vọng dài hạn tích cực cho nhóm năng lượng tái tạo và điện khí, tiêu cực đối với điện than. Tuy nhiên trong ngắn hạn thì chưa có tác động nào quá lớn.

+ Năng lượng tái tạo: có nhiều dư địa tăng trưởng từ điện gió, nhưng vẫn phải chờ cơ chế giá mới để có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Giá điện chuyển tiếp hiện đang tương đối thấp, cơ chế giá về sau vẫn đang chưa rõ ràng nên hiện tại các doanh nghiệp cũng chưa sẵn sàng gia tăng đầu tư.

+ LNG: Hầu hết dự án đều đã được duyệt từ QHĐ7. Việc triển khai các dự án còn khá dài và cũng đang còn nhiều vướng mắc liên quan. Trên sàn chứng khoán hiện tại có POW đang làm NT3&4 và chuẩn bị góp vốn 30% cho LNG Quảng Ninh, PGV có kế hoạch góp vốn vào LNG Long Sơn nhưng dự án này lại bị đẩy tiến độ sang giai đoạn 2031-2035.

 

 

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS, HNK dựa vào các nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của thông tin này.

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên phân tích FPTS, HNK. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bài viết liên quan

Tham Gia Cộng Đồng
Đầu Tư HNK
icon-zalo icon-messenger