0969.622.889
Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy 2024

Cập nhật ngành điện quý 2 năm 2023 – Nhiệt điện than trở thành điểm nhấn

[Cập nhật thông tin ngành điện quý 2 năm 2023]

1. EVN tăng giá điện và ảnh hưởng tới các doanh nghiệp điện.

Mới đây, ngày 4/5/2023 BCT đã ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT, chính thức tăng mức giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920 đồng/kWh (+3%). Giá bán điện của EVN cho tất cả các nhóm đối tượng khách hàng cũng sẽ tăng lên tương ứng là 3%.

Ảnh hưởng tới các doanh nghiệp ngành điện (sản xuất điện):

– Không ảnh hưởng gì tới giá bán điện của dn sản xuất điện. Giá bán điện của các doanh nghiệp sản xuất điện bán cho EVN là tách biệt hoàn toàn và không liên quan tới giá bán lẻ điện mà EVN bán cho các khách hàng tiêu thụ điện. Do đó, EVN tăng giá điện thì sẽ không ảnh hưởng gì tới giá điện của các nhà máy và do đó cũng không ảnh hưởng trực tiếp nào tới kết quả kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất điện.

– Khoản phải thu giảm và bớt rủi ro hơn: Hiện tại do khó khăn nên EVN đang chậm thanh toán tiền điện, khiến cho phải thu của các doanh nghiệp này tăng lên rất mạnh. Điều này ảnh hưởng tới việc cân đối dòng tiền của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp còn nhiều nợ vay dài hạn. Nếu kéo dài thì có thể các doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ vay hoặc phải tăng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Tệ hơn thì có thể phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi, ảnh hưởng tới lợi nhuận. Việc tăng giá điện sẽ giúp EVN tháo gỡ một phần khó khăn, cải thiện dòng tiền từ đó sẽ hạn chế rủi ro cho các dn sản xuất điện.

– Đàm phán đỡ khó khăn hơn: Việc EVN bớt khó khăn thì sẽ đỡ ép các nhà máy điện trong một số vấn đề mà cần phải đàm phán với EVN, ví dụ như: đàm phán tỷ lệ Qc, đàm phán giá PPA, đàm phán các chi phí được tính vào giá điện như CLTG, cước phí vận chuyển nhiên liệu, thuế dịch vụ môi trường rừng, chi phí đầu tư DA xử lý khí thải,….

Tuy nhiên chúng tôi cho rằng các vấn đề này rất khó đánh giá một cách chính xác và EVN chỉ tăng giá điện có 3% nên vẫn đang khó khăn.

2. Nguy cơ thiếu điện tại miền Bắc và doanh nghiệp nào được hưởng lợi:

Nguyên nhân thiếu điện tại miền Bắc:

– Thiếu công suất đặt: Nhu cầu tiêu thụ điện tại miền Bắc tăng nhanh hơn dự báo, trong khi các dự án nhà máy thì chậm tiến độ và miền Bắc thì không phát triển được điện tái tạo. Do đó, miền Bắc bị thiếu nguồn và tỷ lệ dự phòng hiện đang rất thấp.

– Thiếu nước do El Nino: 50% công suất nguồn tại miền Bắc là thủy điện và hiện tại El Nino quay lại khiến lưu lượng nước về các hồ đang rất thấp và hiện tại bắt đầu vào cuối mùa khô nên các hồ đều đã gần cạn nước.

– Thiếu than: gần 50% công suất còn lại tại miền Bắc là điện than và hiện tại thì các nhà máy đều đang báo là thiếu than khá nghiêm trọng. Nguồn cung than thiếu trong khi nhu cầu than năm nay lại cao hơn để phát bù cho thủy điện.

Doanh nghiệp điện nào được hưởng lợi: Về cơ bản trong những giai đoạn thế này thì các nhiệt điện tại miền Bắc sẽ có lợi (các miền khác không ảnh hưởng nhiều do có giới hạn truyền tải). Tuy nhiên, vấn đề hiện tại là các nhà máy điện than cũng đang thiếu than và không tăng được sản lượng. Ngoài ra thì giá than năm nay cũng tăng so với năm ngoái nên các dn điện than cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Hiện trên sàn đang có các doanh nghiệp nhiệt điện ở miền Bắc là: QTP, HND, PPC, DTK, NBP (ngoài ra POW và PGV cũng có nhà máy điện than ở miền Bắc). Trong số này chúng tôi cho rằng QTP là doanh nghiệp có nguồn cung than ổn định nhất.

 

Tuyên bố miễn trách nhiệm: Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS, HNK dựa vào các nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin cậy, có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của thông tin này.

Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên phân tích FPTS, HNK. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Bài viết liên quan

Tham Gia Cộng Đồng
Đầu Tư HNK
icon-zalo icon-messenger