0969.622.889
Thứ bảy, 14 Tháng chín 2024

Báo cáo thông tin Đại hội cổ đông 2023 mã DHC – Đông Hải Bến Tre

[DHC] Cập nhật ĐHCĐ 2023 – 26/06/2023

1. Kết quả kinh doanh 5T2023

Chỉ tiêu 5T23 5T22 % YoY 5T23/KH23
Doanh thu thuần (tỷ đồng) 1.407 1.723 -18,3% 43,4%
Sản lượng tiêu thụ
– Giấy công nghiệp (nghìn tấn) 131 124 5,6% 45,8%
– Bao bì carton (triệu sản phẩm) 22 19 15,8% 34,6%
Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 150 205 -26,8% 50,0%

Kết quả kinh doanh 5T2023 có sự sụt giảm so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ giá bán giấy giảm giảm mạnh. Giá bán ở trong nước trung bình hiện ở mức 8.300 đồng/kg (trong đó testliner 8.500 đồng/kg và medium 8.200 đồng/kg) so với mức đỉnh đầu năm 2022 là 12.500 đồng/kg. Trong khi đó, giá bán xuất khẩu cao hơn, ở mức 380 USD/tấn cho Trung Quốc, 390 USD/tấn cho các thị trường khác (chủ yếu ASEAN).

Giá OCC đầu vào giảm xuống còn ~140 USD/tấn so với mức đỉnh năm 2022 là 260 USD/tấn.Với mức giá OCC như trên, giá bán để đạt điểm hoàn vốn là 8.000 đồng/kg.

Nhu cầu và giá bán trong Q3/2023 dự kiến sẽ kém khả quan. Trong T07/2023, giá bán xuất khẩu sẽ giảm 13-15 USD/tấn về mức 365-367 USD/tấn đối với testliner. Giá bán trong nước cũng dự kiến giảm 100-200 đồng/kg do nhu cầu yếu và tình trạng dư công suất của ngành (công suất trung bình của ngành đang ở mức 70-80%). Giá giấy dự kiến có thể phục hồi trong Q4/2023 theo yếu tố mùa vụ. Trong khi đó, giá OCC dự kiến đã chạm đáy, có thể tăng nhẹ lên 10-15 USD/tấn trong thời gian tới.

Cổ tức năm 2022: 30% bằng tiền mặt

2. Một số thông tin nổi bật khác

Nhà máy giấy Giao Long 3 bị chậm tiến độ và đội vốn đầu tư

Công suất: 1.200 tấn/ngày (tương đương 380.000 tấn/năm), với 2 sản phẩm chính là kraftliner và testliner. So với kế hoạch cũ, DHC bỏ sản phẩm whitetop (sản phẩm chất lượng cao) do DHC đánh giá thị trường khó tiêu thụ. Nhà máy Giao Long 3 có cấu thành cao hơn Giao Long 2 do sản xuất được sản phẩm kraftliner (sản phẩm chất lượng cao). Nhà máy có thể linh động để sản xuất các loại giấy kraft khác nhau, tuy nhiên ưu tiên theo thứ tự: (1) kraftliner, (2) testliner và (3) medium do cấu hình máy dành cho sản phẩm chất lượng cao mà sản xuất chất lượng thấp (medium) sẽ lỗ.

Điều chỉnh tăng vốn đầu tư: Từ 1.800 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng (trong đó máy móc chiếm 1.600 tỷ đồng). Nguyên nhân là do (1) tăng diện tích thuê đất (từ 4,65 ha lên 10,16 ha) và tiền thuê đất tăng cao hơn (80 USD/m2); (2) giá máy móc thiết bị từ nhà cung cấp cao hơn so với ước tính ban đầu dựa trên nhà máy Giao Long 2; (3) cấu hình máy Giao Long 3 cao hơn Giao Long 2 nên yêu cầu nhiều thiết bị hơn; (4) lãi suất nợ vay của dự án (ước tính khoảng 9%/năm) cao hơn 2% so với Giao Long 2.

Điều chỉnh dời tiến độ dự án: từ 2022-2025 sang Q1/2024-Q1/2027, nguyên nhân là do (1) quy trình phê duyệt chậm và (2) quan điểm thận trọng về nhu cầu tiêu thụ của DHC. Dự án bao gồm 3 giai đoạn chính: triển khai xây dựng (Q1/2024-Q2/2026), vận hành thử nghiệm (Q3/2026-Q4/2026) và vận hành chính thức (từ Q1/2027). DHC dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục đi thuê đất, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xin giấy phép xây dựng và thẩm duyệt PCCC vào cuối năm 2023. DHC cho nhà máy này bị trì hoãn không chỉ do quy trình phê duyệt chậm mà còn do quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo DHC về nhu cầu thị trường.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, IRR của dự án Giao Long 3 đạt 7,63%, với thời gian hoàn vốn ~8 năm dựa trên giá bán ở thời điểm hiện tại. Nhà máy Giao Long 3 dự kiến sẽ đạt dự kiến 70% CSTK vào năm 2027, và mỗi năm sau tăng 10% CSTK, dự kiến chạy full 100% CSTK vào năm 2030.

Dự án nhà máy bao bì số 3 đang nghiên cứu tiền khả thi

DHC đang nghiên cứu tiền khả thi dự án xây thêm 1 nhà máy bao bì thứ 3, nằm ở khu vực ĐBSCL như Cần Thơ, An Giang, hoặc Hậu Giang (không bao gồm Bến Tre), với TMĐT dự kiến ~150-200 tỷ đồng.

Tình hình sản xuất của các nhà máy bao bì

Nhà máy bao bì số 2 đang hoạt động 80% CSTK, nhà máy bao bì số 1 (Bao bì Bến Tre) đang hoạt động 50% CSTK. Công suất vận hành ở mức thấp do tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở khu vực ĐBSCL (chiếm 60% nhu cầu tiêu thụ bao bì của DHC). DHC dự kiến nhà máy bao bì số 2 sẽ hoạt động full CSTK năm 2024. Trong khi đó nhà máy bao bì số 1 dự kiến hoạt động 60% CSTK năm 2023, và dự kiến mỗi năm tăng trưởng 10-20%/năm.

Triển vọng ngắn hạn kém khả quan, tuy nhiên sẽ khả quan hơn về dài hạn

Tình trạng dư cung trong ngành diễn ra ở một số khu vực. Việt Nam đang dư thừa 2,5 triệu tấn giấy bao bì/năm (trong tổng CSTK 7 triệu tấn/năm), tương tự với Malaysia và Indonesia dư thừa lần lượt 3 triệu tấn/năm và 2 triệu tấn/năm.

Mặc dù vậy, ban lãnh đạo DHC vẫn lạc quan về triển vọng giấy bao bì trong dài hạn, được VPA dự báo tăng trưởng về nhu cầu ở mức cao CAGR = 12,4%/năm trong giai đoạn 2021-2026F dựa trên (1) mức tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam còn thấp, (2) triển vọng khả quan về thương mại điện tử và xuất khẩu của Việt Nam và (3) sự chuyển dịch từ bao bì nhựa sang bao bì giấy đang được Chính phủ Việt Nam khuyến khích.

Chi phí mua hơi dự kiến giảm dần trong năm 2023

Chi phí mua hơi từ tăng cao từ 230 tỷ đồng năm 2021 lên 312 tỷ đồng năm 2022, do giá than tăng mạnh. Tuy nhiên, chi phí này đã giảm trong năm 2023, tức mức 710k/tấn xuống 560k/tấn ở thời điểm hiện tại. Chi phí này dự kiến sẽ còn giảm trong 2H2023 theo diễn biến của giá than.

Kế hoạch tăng vốn từ việc chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Tỷ lệ thực hiện: 20% (100 cp được mua 20cp mới)

Giá chào bán: 25.000 đồng/cp

Giá trị huy động dự kiến: khoảng 402,5 tỷ đồng

Mục địch phát hành: Thanh toán cho nhà cung cấp (30%) và thanh toán nợ vay (70%)

Thời gian dự kiến phát hành: Q4/2023

Kế hoạch phát hành ESOP

Tỷ lệ số lượng cp phát hành: 2,48% số lượng cp lưu hành

Giá chào bán: 25.000 đồng/cp

Giá trị huy động dự kiến: 50 tỷ đồng

Thời gian dự kiến phát hành: Q4/2023, sau khi thực hiện chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Thời gian hạn chế chuyển nhượng: 3 năm

Bài viết liên quan

Tham Gia Cộng Đồng
Đầu Tư HNK
icon-zalo icon-messenger