Năm 2023, TNG đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng khi tiêu thụ ở thị trường xuất khẩu yếu, doanh thu đạt 6.800 tỷ (tương đương 2022), lợi nhuận sau thuế ~299 tỷ (+2,5% YoY). Tới H1/2023, TNG hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 34% lợi nhuận sau thuế do đơn hàng H1/2023 sinh lời thấp – ảnh hưởng bởi nhu cầu sụt giảm mạnh.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá Tổng giá trị thành phần để xác định giá mục tiêu của cổ phiếu TNG ở xx.xxx VND/cp, cao hơn xx,x% so với giá đóng cửa ngày 24/08/2023. Chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu TNG khi giá cổ phiếu hiện tại đã phản ánh một phần khó khăn ngắn hạn của doanh nghiệp. Các luận điểm chính như sau:
➢ TNG chấp nhận mức sinh lời thấp hơn để duy trì doanh thu khi nhu cầu thị trường giảm sâu. Năm 2023, doanh thu dự phóng ở 6.728 tỷ đồng (tương đương 2022), lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng (-21% YoY), hoàn thành 99% và 77% kế hoạch.
➢ Triển vọng trung hạn khả quan hơn nhờ: (1) Nhu cầu thị trường hồi phục (2) Nhóm sản phẩm cắt may chính tăng trưởng và (3) TNG tiếp tục mở rộng công suất. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2025 kỳ vọng đạt 7.874 tỷ và 341 tỷ, tương ứng CAGR 2023 – 2025 lần lượt là 8,2%/năm và 21,8%/năm.
➢ Mảng bất động sản chưa có doanh thu như kỳ vọng ban đầu do tiến độ cho thuê Cụm công nghiệp (CCN) Sơn Cẩm chậm. Cho giai đoạn 2023 – 2025, chúng tôi cho rằng bất động sản sẽ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ do TNG giảm diện tích cho thuê CCN Sơn Cẩm và chưa có kế hoạch phát triển dự án mới.
YẾU TỐ THEO DÕI
➢ Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ và EU: Trong nửa cuối năm, cầu nhập khẩu hàng may mặc có thể tiếp tục bị kìm hãm do tiêu dùng tăng trưởng thấp – hạn chế bởi thu nhập thực tăng chậm và các khoản tiết kiệm dần cạn kiệt.
➢ Lãi suất: TNG chịu rủi ro lãi suất với ~85% nợ vay có lãi suất thả nổi. Với TNG chúng tôi ước tính, nếu lãi suất thay đổi tăng (giảm) 01 đpt thì tương ứng chi phí lãi vay sẽ tăng (giảm) 20 tỷ, tương đương ~8,5% lợi nhuận trước thuế dự phóng năm 2023.